Có rất nhiều loại mụn, tùy thuộc vào từng loại da mà
mụn phát triển đến đâu. Bạn đã biết gì về những loại mụn thường gặp nào chưa? Cùng
xem phân loại các loại mụn phổ biến
dưới đây và cách trị các loại mụn đáng ghét này như thế nào có hiệu
quả nhất.
Những loại mụn thường gặp như mụn đầu trắng, mụn trứng cá, mụn bọc, đầu đen,… Khiến bạn
vô cùng khó chịu và những vùng trên gương mặt thường xuất hiện mụn:
Vùng chữ T: Là vùng
trán và dọc sống mũi - nơi này thường tập trung nhiều chất nhờn nhất trên gương
mặt.
Vùng chữ U: Là vùng nối
giữa má và cằm - nơi này thường tập trung nhiều vết bẩn và dễ gây nổi mụn.
Vùng chữ O: Là vùng bao quanh miệng - nơi này thường xảy
ra sự biến động liên tục của các cơ khi nói, ngoài ra do liên quan đến vấn đề
ăn uống nên nó cũng rất dễ nổi mụn.
1.Mụn đầu trắng
Được hình thành khi bã nhờn trên da tiết ra nhiều,
kết hợp với tế bào chết gây tắc nghẽn lỗ chân lông, sinh ra mụn. Do nhân mụn nằm
trong lỗ chân lông kín nên có màu trắng, nhân cứng. Đặc điểm của mụn đầu trắng
là mụn không sưng, không đỏ, là những nốt rất nổi gồ lên bề mặt da mà nhiều khi
không thấy rõ được bằng mắt thường trừ khi nhìn thật gần hoặc sờ vào bằng tay.
Có nhân trắng, cứng hoặc chưa có miệng cồi (mụn ẩn, mụn sần), nằm dưới da.
|
Mụn đầu trắng |
Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn đầu trắng như
do: Thay đổi nội tiết tố là yếu tố đầu
tiên khiến hoạt động của tuyến bã nhờn hoạt động không ổn định, Không vệ sinh da, ga gối, mũ bảo hiểm…
sạch sẽ, bụi bẩn tích tụ, gây bít tắc lỗ chân lông, sự tích tụ độc tố trong cơ
thể, dùng thực phẩm cay nóng hay thiếu ngủ, chế độ sinh hoạt không điều độ,.v.v
Cách điều trị:
Hãy phân tích những nguyên nhân gây ra mụn đầu
trắng để hiểu nguyên nhân gây ra mụn đầu trắng của bạn là do đâu để từ đó bạn
điều chỉnh ngay chế độ sinh hoạt cũng như vệ sinh da đúng cách để ngăn ngừa mụn
đầu trắng. Ngoài da, bạn nên làm sạch và tẩy da chết đều đặn để giúp lỗ chân
lông mở đều, đẩy bớt các chất bã nhờn dư thừa trên da giúp loại bỏ mụn đầu trắng.
2. Mụn Đầu Đen
Sự hình thành của
loại mụn này giống mụn đầu trắng nhưng do nhân trứng da nằm trong lỗ chân lông
hở miệng, tiếp xúc với không khí bị oxy hóa nên chuyển sang màu đen ở trên, màu
trắng ở dưới, nhân cứng, màu trắng đục.
|
Mụn đầu đen |
Nguyên nhân:
Sinh hoạt hàng
ngày cùng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý cũng là nguyên nhân khiến mụn
đầu đen xuất hiện như: rửa mặt hàng ngày không đúng cách, không rửa mặt sạch
trước khi đi ngủ, sử dụng các loại kem dưỡng vào ban đêm quá nhờn, cố loại bỏ mụn
đầu đen bắng cách nặn chúng ra không hợp vệ sinh, tiếp xúc với ánh nắng liên tục,
không chịu khó thường xuyên đắp mặt nạ tẩy tế bào chết, ngoài ra còn do một số
nguyên nhân khác như: strees, mất ngủ, ..v.v
Cách điều trị:
Trước tiên bạn cần
phải vệ sinh da. Đây là bước cơ bản quan trọng nhất để bảo vệ da khỏi sự xuất
hiện của mụn trứng cá nói chung và mụn đầu đen nói riêng. Các bạn nên lựa chọn
sữa rửa mặt có chất tẩy nhẹ, thành phần phù hợp với da để làm sạch da 2 lần/
ngày để giữ da luôn thông thoáng. Không nên lạm dụng sữa rửa mặt bởi chúng có
thể lấy đi độ ẩm cần thiết cho của da, khiến da càng dễ bị mụn hơn. Ngoài rửa mặt
với chất tẩy nhẹ, các bạn nên massage da mặt và vùng da bị mụn đầu đen bằng dầu
olive 3 – 4 lần/ tuần.
Trong quá trình massage, các bạn sẽ thấy các nhân mụn đầu
đen được lấy ra rất nhanh chóng mà không làm tổn thương da. Các bạn cũng có thể
kết hợp massage tinh dầu với việc xông hơi da mặt, sẽ giúp làm thông thoáng lỗ
chân lông và loại bỏ bã nhờn hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có
thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như lòng trắng trứng gà, mật ong, trái bơ,
tỏi,…để trị mụn đầu đen một cách dễ
dàng và nhanh chóng mà không cần tốn nhiều thời gian và công sức. Để ngăn chặn
mụn hãy đảm bảo da bạn luôn sạch sẽ, thoáng, độ ẩm cân bằng, hạn chế tiếp xúc với
ánh nặng mặt trời. Uống nhiều nước để tiêu độc, ăn nhiều rau xanh và hoa quả,
kiêng các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Làn da khỏe đẹp sẽ giúp bạn tự
tin hơn!
3. Mụn Đỏ
Mụn đỏ, dạng mụn nhân trứng cá bị viêm: đó là khi mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng đã bị viêm, chuyển thành mụn đỏ, hơi sưng, có thể cảm giác hơi đau khi đụng vào.
Mụn
sưng tấy, đỏ và gây đau rất khó nhận diện vị trí của nhân mụn nên việc điều trị
gặp khó khăn khi bạn không thể lấy được nhân mụn. Biến chứng của mụn này là gây
ra mụn bọc, mụn nang kéo dài gây nguy hiểm cho da của bạn.
|
Mụn đỏ |
Nguyên nhân:
Vệ sinh không sạch sẽ, cách nặn mụn không đúng
khoa học, sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp khiến da của bạn bị viêm nhiễm
gây nên mụn đỏ, mụn bọc.
Cách điều trị:
Giữ sạch da mặt
là một yếu tố hàng đầu để bạn có thể kết hợp với các cách điều trị mụn bằng thuốc
hay mặt nạ để có kết quả tốt nhất. Thật khó để loại bỏ cồi mụn do đó bạn cần phải
đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
4. Mụn Mủ
Mụn mủ là những nốt mụn sung to, có mủ bên trong
và gây đau nhức, khó chịu. Mụn mủ rất dễ bị tổn thương, chỉ cần nặn nhẹ là mụn
đã bị vỡ. Mụn mủ được coi là loại mụn “ nguy hiểm” dễ bị viêm nhiễm và lây lan
nặng nề.
|
Phân biệt 2 loại mụn đỏ và mụn mủ |
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu
gây ra mụn mủ là do tuyến bã nhờn nằm dưới da bị rối loạn chức năng bài tiết và
các lý do khiến tuyến bã nhờn bị rối loạn như: thường xuyên ăn các loại thực phẩm
cay nóng, nhiều dầu mỡ khiến da tiết nhiều chất hơn; do tác động của môi trường,
thời tiết: ánh nắng, bụi bẩn, ô nhiễm; sự thay đổi về nội tiết cơ thể hay do
thiếu các chất khoáng,..v.v
Cách điều trị:
Để điều trị mụn mủ tạm
thời thì bạn có thể sử dụng: đá, mật ong, chanh, tỏi, thuốc kháng sinh, … để
làm giảm vết sưng và sự phát triển của mụn nhưng về lâu về dài đối với loại mụn
này bạn cần phải có chế độ ăn uống, vệ sinh da hợp lý đồng thời đến bác sĩ da
liễu để điều trị nếu không muốn để lại các vết sẹo sau này.
5. Mụn bọc:
Nodules and Cysts - mụn bọc -
là loại mụn viêm với đường kính to hơn rất nhiều so với mụn đỏ và bị sưng to,
chứa nhiều mủ và gây đau nhức nhiều hơn. Lúc này sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu
dưới.
|
Mụn bọc |
Nguyên nhân:
Lỗ chân lông có tuyến bã nhờn, và tuyến này tiết
ra dầu để bôi trơn da và tóc. Thông thường thì dầu nhờn tiết ra khỏi chân lông
và tràn da bề mặt da. Nhưng, khi bị tắc nghẽn, dầu sẽ ứ đọng trong lỗ chân
lông. Có một loại vi khuẩn tên là Propoio thường sống trên bề mặt da sẽ sinh
sôi ở lỗ chân lông tắt nghẽn, dùng dầu là nguồn thức ăn. Vi khuẩn này sẽ phát
triển và tạo ra mụn bọc. Ngoài ra, một nguyên nhân khác gây ra mụn bọc đó là yếu
tố di truyền. Rất nhiều người bị mụn bọc thường có tuyến bài tiết tạo ra quá
nhiều dầu trong khi các tế bào da không được sản sinh nhanh. Các tuyến dầu hoạt
động quá mức và tế bào chết dư thừa là một nơi lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Không giống như những gì mọi người thường nghĩ, mụn bọc không hề được gây nên
do thói quen vệ sinh và ăn uống.
Cách điều trị:
Điều trị mụn bọc đơn giản tại nhà với
các bước làm như sau:
- Rửa sạch mặt 3 lần 1 ngày
- Dùng nước hoa hồng sau khi rửa mặt
- Dùng giấy thấm dầu sau 3-4 tiếng 1 lần
- Uống nhiều nước
- Dùng nón, khẩu trang khi ra đường
- Hạn chế trang điểm
Để hạn chế sự phát triển của trứng cá bọc, bạn phải giữ vệ sinh cho da khô, sạch
sẽ, không dùng tay để nặn, nhể trứng cá, không thức khuya quá, không lao động
quá sức kể cả lao động trí óc. Hạn chế các chất cay, nóng, chất kích thích thần
kinh như rượu bia, cà phê và thức ăn đồ uống quá ngọt như sữa đặc, mít, xoài... Nếu tình trạng mụn bọc kéo dài có lẽ bạn
đã gặp vấn đề với nội tiết. Bạn nên đến khám tại các phòng khám sản phụ khoa- nội
tiết có uy tín để điều trị sự điều tiết hoặc thiếu hụt thất thường của các
hoocmon . Đối với những vết sẹo thâm do mụn bọc để lại, bạn hãy kiên trì sử dụng
dưa chuột, nghệ hoặc nước chanh bôi trực tiếp lên vết thâm hàng ngày. Để che những
vết thâm, bạn hãy sử dụng những loại mỹ phẩm có chiết xuất 100% từ thiên nhiên
và sử dụng giấy thấm dầu thường xuyên.
6. Mụn thịt
Là một loại mụn nhỏ, đường kính từ 1 – 2mm, thường
mọc thành đám ở vùng quanh mắt. Khi mới xuất hiện, mụn có kích thước khá nhỏ,
màu trắng hoặc vàng, nếu bị kích thích sẽ có màu đỏ. Nếu mụn mọc nhiều, nó còn
kéo theo tình trạng da bị khô, sần, sạm đi. Loại mụn này thường chỉ xuất hiện ở
vùng quanh mắt, mi mắt. Tuy nhiên, nếu điều trị chậm trễ hoặc không đúng cách,
nó có thể lan cả ra trán, gò má, cổ, ngực, thậm chí còn lan cả xuống vùng cơ thể
bên dưới.
|
Mụn thịt bao quanh mắt |
Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây ra triệu
chứng này là sự rối loạn chuyển hóa dưới da. Hệ thống collagen là mạng lưới chất
keo dưới lớp biểu bì có chức năng tạo nên hình thái của da. Khi da mất nước, lỗ
chân lông tắc nghẽn, khiến các chất cặn bã tích tụ tạo nên những nốt mụn. Chế độ
dinh dưỡng hợp lý và các liệu pháp thiên nhiên có thể giúp bạn loại những nốt mụn
một cách dễ dàng.
Cách điều trị:
Mụn thịt lành
tính nhưng ảnh hưởng đến nhan sắc, làm các bạn nữ có vẻ già hơn so với tuổi thực.
Vì một làn da khỏe mạnh, không có mụn thịt và vết thâm, hãy:
Bổ xung Uống nước và các khoáng chất: Nước là yếu tố quan trọng đối với chức năng tế bào của da. Thói quen uống
nước đầy đủ cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, đồng thời có tác dụng giải độc.
Các dưỡng chất như omega-3, omega-6 là chìa khóa cho một làn da khỏe mạnh. Hoa
quả là nguồn dinh dưỡng tích cực, cung cấp vitamin và chất khoáng do da. Tuy
nhiên, người có mụn thịt nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, sản phẩm
từ sữa ... Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể dẫn đến hiễn
tượng nghẽn mạch bạch huyết.
Xông hơi da mặt: Nhân mụn thịt là các u nang chứa keratin. Các sản phẩm dưỡng da chứa nhiều
dưỡng ẩm có thể tác động đến lỗ chân lông và khiến nhân mụn bật ra. Để loại bỏ
nhân mụn thịt, bạn nên xông hơi mặt 2 lần mỗi tuần bằng tinh dầu oải hương hay
tinh dâu bách xù. Bạn có thể thực hiện phương pháp này tại nhà bằng cách nhỏ
vài giọt tinh dầu vào bát nước nóng, trùm đầu chiếc khăn mặt và xông hơi trong
10 phút. Hơi nước nóng giúp tinh dầu thấm sâu vào lỗ chân lông và dần đẩy nhân
mụn ra ngoài.
Sử dụng bài thuốc tự nhiên: trong dân gian, bài thuốc dùng tỏi và lá tía tô trị mụn thịt khá hiệu
quả Tỏi và tía tô rất tốt cho sức khỏe con người. Chúng tác động đến sự điều tiết
hormone, tái tạo tế bào. Bạn có thể sử dụng vài nhánh tỏi được hơ nóng để đắp
lên vùng da có mụn trong 15 - 20 phút. Hoặc, vò nát lá tía tô rồi đắp lên các nốt
mụn trước khi đi ngủ. Thành phần kháng khuẩn có trong tỏi và lá tía tô có xóa mụn
thịt quanh mắt hoàn toàn một cách tự nhiên và đơn giản. Bạn cần duy trì việc điều
trị trong 7 ngày liên tục để đạt hiệu quả.
7. Mụn đinh râu
Đinh râu thường mọc ở vùng quanh môi, miệng, cằm,
quanh mũi, thậm chí có những trường hợp xuất hiện ở trong lỗ mũi… mụn
đinh râu chính là mụn nhọt xuất hiện ở các lỗ chân lông, chủ yếu ở vùng râu của
nam giới, mụn thường phát triển chậm thành các bọc đỏ to hơn mụn trứng cá, ăn rất
sâu vào da và ở giữa đầu đinh màu đen. Mụn có thể gây ra các vết thương, mưng mủ,
gốc mụn ăn sâu và có thể gây nhiễm trùng máu, tê liệt não bộ… nếu không được điều
trị hiệu quả.
|
Mụn đinh râu thường hay mọc ở xung quanh miệng, cằm |
Nguyên nhân:
Loại mụn này thường xảy ra do việc nặn mụn trứng
cá, mụn nhọt không đúng cách, nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi
bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng.
Cách điều trị:
Khi mới phát hiện
vết sưng đỏ, chưa có mủ: Dùng bông chấm cồn iod 1-3% lên chỗ sưng
nhiều lần trong ngày. Sau đó, sử dụng kem bôi đặc trị để ngăn chặn ngay sự phát
triển của mụn.
Khi đinh râu đã có mủ, đau nhức: Đến cơ sở y tế khám
và dùng thuốc theo chỉ dẫn. Trong trường hợp không có biểu hiện
nghiêm trọng, hãy đợi vài ngày cho mụn “chín”, tự vỡ và dùng bông y tế thấm dịch,
lấy đinh râu ra ngoài. Sau đó, rửa lại bằng cồn iod, tránh cọ xát làm xước vùng
mụn vừa được tháo mủ.
8. Mụn Trứng Cá
Mụn trứng cá là
một bệnh ảnh hưởng nặng đến tuyến dầu trên da. Những lỗ chân lông trên da
được kết nối với tuyến dầu dưới da. Những tuyến dầu này được gọi là bã nhờn. Lỗ chân
lông với các tuyến này bằng một ống hay còn gọi là nang. Bên trong nang, lượng
dầu chuyển tế bào chết đến bề mặt của da nếu một sợi lông mọc qua nang và đâm
ra ngoài, nếu như nang của tuyến da đó bị bịt lại thì mụn sẽ mọc lên.
Mụn trứng cá có thể mọc trên mặt, cổ,
lưng và ngực. Ngoài ra, mụn trứng cá có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe,
thậm chí có thể gây nên những vết sẹo rỗ vô cùng lớn.
|
Mụn trứng cá |
Nguyên nhân:
Việc
hình thành nên mụn trứng cá là do tắc nghẽn các nang lông. Ngoài ra một số
nguyên khác như: Sản xuất ra nhiều dầu, hình thành các vi khuẩn nằm sâu trong
lỗ chân lông, do lượng dầu tiết ra trên da nhiều và makeup không tẩy trang
sạch, thời gian hành kinh không đồng đều, thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, do cơ địa ( di truyền).
Cách điều trị:
Việc nặn mụn, nhất là khi mụn chưa “chín” sẽ làm
tăng nguy cơ lan rộng các ổ viêm sang vùng da lành, dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.
Để điều trị mụn đạt hiệu quả cao, nhất là đối với tình trạng mụn xuất hiện do sự
thay đổi nội tiết cần phải có một liệu trình khoa học toàn diện bao gồm việc điều
trị bên ngoài da hút sạch các nốt mụn, chăm sóc cho làn da khỏe mạnh và sử dụng
thuốc bên trong để cân bằng nội tiết, ngăn ngừa mụn quay trở lại. Đồng thời điều
chỉnh lại thói quen vệ sinh da, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ và có khoa học để hạn
chế sự quay trở lại và phát triển của mụn.
Chúc các bạn tìm da cách điều trị hợp lý cho làn da của mình !
Tìm hiểu thêm về bộ sản phẩm trị mụn Phấn Nụ Hoàng Cung tại:
http://phannuhoangcung.vn/san-pham/165-bo-phan-nu-tri-mun-co-ban.aspx
Nếu bạn có những thắc mắc về da. Xin hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của mỹ phẩm Phấn Nụ Hoàng Cung qua:
website: www.phannuhoangcung.vn
Facebook:
https://www.facebook.com/phannuhoangcung/
Hotline: (08).6268.2255 - 0945.47.2255 - 0912.84.2255 - 01.669.850.02